NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO, DU LỊCH VÀ QUẢNG CÁO



CHÍNH PHỦ 

-------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----------------------------------------


Số: 158/2013/NĐ-CP


Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2013

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA,  THỂ THAO,
DU LỊCH VÀ QUẢNG CÁO

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12
năm 2001;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20
tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm
2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng
6 năm 2009;

Căn cứ Luật điện ảnh ngày 29 tháng 6 năm 2006 và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện ảnh ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11
năm 2006;

Căn cứ Luật báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;

Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm
2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng
6 năm 2009;

Căn cứ Luật công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6
năm 2006;

Căn cứ Luật viễn thông ngày 23 tháng 11 năm
2009;

Căn cứ Luật xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật dược ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể
người và hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày
21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng
11 năm 2009;

Căn cứ Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá
ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày
21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Pháp lệnh thư viện ngày 28 tháng 12 năm
2000;

Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật
ngày 25 tháng 7 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3
năm 2004;

Căn cứ Pháp lệnh thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;

Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi ngày 24 tháng 3
năm 2004;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm
hành chính, hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập
biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực văn hóa, thể
thao, du lịch và quảng cáo.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể
thao, du lịch và quảng cáo quy định tại Nghị định này bao gồm:

a) Vi phạm quy định trong lĩnh vực văn hóa;

b) Vi phạm quy định trong lĩnh vực thể thao;

c) Vi phạm quy định trong lĩnh vực du lịch;

d) Vi phạm quy định trong lĩnh vực quảng cáo.

3. Hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực
quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác để xử phạt.

Điều 2. Biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại các điểm a, b, đ, e, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử
lý vi phạm hành chính
, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa,
thể thao, du lịch và quảng cáo còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp
khắc phục hậu quả sau đây:

1. Buộc hủy bỏ kết quả tuyển chọn vận động viên,
kết quả phong đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao thành
tích cao;

2. Buộc hủy bỏ thành tích thi đấu thể thao;

3. Buộc tháo dỡ triển lãm, biển hiệu;

4. Buộc trả lại đất đã lấn chiếm hoặc chấm dứt
việc sử dụng trái phép di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công
trình văn hóa, nghệ thuật;

5. Buộc trả lại tài liệu thư viện đã đánh tráo
hoặc chiếm dụng;

6. Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo;

7. Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân.

Điều 3. Quy định về mức
phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền

1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong
lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch là 50.000.000 đồng, trong lĩnh vực quảng
cáo là 100.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và
Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường
hợp quy định tại Điều 4; Khoản 5 Điều 6; Điều 8; Điều 10; Điểm b Khoản 1, Điểm
a Khoản 3, các điểm a, b và c Khoản 5, các khoản 6, 7 và 8 Điều 13; các khoản
1, 2, 3, 4, 6 và 7 Điều 14; Điểm b Khoản 2 Điều 15; Điểm a Khoản 1, Điểm b
Khoản 3 Điều 17; Điểm c Khoản 3 Điều 23; Khoản 1 và các điểm a, b và c Khoản 2
Điều 24; Khoản 2 và Khoản 4 Điều 27; Điểm b Khoản 1 Điều 30; Khoản 2 Điều 32;
Điều 33; Khoản 1, Khoản 5 Điều 40; Điều 41; các điểm a, b và d Khoản 1, các
khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 42; Điểm c Khoản 1 Điều 52; Khoản 2 và
Khoản 3 Điều 55; Khoản 2 Điều 56; Điều 57, Điều 58, các Điểm a, b và c Khoản 3
Điều 59, Điểm a Khoản 2 Điều 68, Khoản 2 Điều 69 và Khoản 1 Điều 70 Nghị định
này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm
mức phạt tiền của tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có
thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng
đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền xử phạt đối với tổ
chức gấp 2 lần đối với cá nhân.

Chương 2.

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

MỤC 1. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ
PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA

Điều 4. Vi phạm quy định về sản xuất phim

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy
phép hợp tác, liên doanh sản xuất, cung cấp dịch vụ sản xuất phim;

b) Sản xuất phim có nội dung tiết lộ bí mật đời
tư của người khác mà theo quy định của pháp luật phải được sự đồng ý của người
đó nhưng nhà sản xuất không xin phép hoặc không được sự đồng ý của người đó.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng đối với hành vi sản xuất phim có nội dung vu khống, xúc phạm uy tín của tổ
chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp dịch vụ sản xuất phim hoặc hợp tác,
liên doanh sản xuất phim không đúng nội dung ghi trong giấy phép cung cấp dịch
vụ sản xuất phim, hợp tác, liên doanh sản xuất phim;

b) Trích ghép, thêm âm thanh, hình ảnh quảng cáo
những mặt hàng cấm quảng cáo vào phim đã được phép phổ biến;

c) Trích ghép, thêm âm thanh, hình ảnh có tính
chất khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy vào phim đã được phép phổ biến;

d) Thêm, bớt làm sai nội dung phim đã được phép
phổ biến.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất phim có nội dung khiêu dâm, kích
động bạo lực, truyền bá tệ nạn xã hội, hủy hoại môi trường sinh thái, không phù
hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam;

b) Cung cấp dịch vụ sản xuất phim hoặc hợp tác,
liên doanh sản xuất phim mà không có giấy phép;

c) Sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim
không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;

d) Không thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản,
Hội đồng thẩm định phim, Hội đồng tư vấn lựa chọn dự án sản xuất phim, không tổ
chức đấu thầu đối với sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng đối với hành vi sản xuất phim có nội dung đồi trụy.

6. Tước quyền sử dụng giấy phép từ 12 tháng đến
24 tháng đối với hành vi chuyển nhượng giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất,
cung cấp dịch vụ sản xuất phim.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi
quy định tại Điểm b Khoản 1, Khoản 2, các điểm b, c và d Khoản 3, Điểm a Khoản
4 và Khoản 5 Điều này.

Điều 5. Vi phạm quy định
về phát hành phim

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bán, cho thuê băng, đĩa phim không dán nhãn
kiểm soát hoặc dán nhãn kiểm soát không đúng phim đã được cấp giấy phép phổ
biến với số lượng dưới 20 bản;

b) Bán, cho thuê phim thuộc diện lưu hành nội
bộ;

c) Tẩy xóa, sửa đổi nhãn kiểm soát dán trên
băng, đĩa phim.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bán, cho thuê hoặc phát hành phim nhựa, băng,
đĩa phim chưa được phép phổ biến với số lượng dưới 20 bản;

b) Bán, cho thuê băng, đĩa phim không dán nhãn kiểm
soát hoặc dán nhãn kiểm soát không đúng phim đã được cấp giấy phép phổ biến với
số lượng từ 20 bản đến 100 bản;

c) Đánh tráo nội dung băng, đĩa phim đã được dán
nhãn kiểm soát để kinh doanh.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bán, cho thuê băng, đĩa phim không dán nhãn
kiểm soát hoặc dán nhãn kiểm soát không đúng phim đã được cấp giấy phép phổ
biến với số lượng từ 100 bản đến 500 bản;

b) Bán, cho thuê hoặc phát hành phim nhựa, băng,
đĩa phim chưa được phép phổ biến với số lượng từ 20 bản đến 100 bản.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Phát hành phim nhựa, băng, đĩa phim khi chưa
có giấy phép phổ biến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có quyết
định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền
hình;

b) Phát hành phim nhựa, băng, đĩa phim quá phạm
vi được ghi trong giấy phép phổ biến;

c) Bán, cho thuê băng, đĩa phim không dán nhãn
kiểm soát hoặc dán nhãn kiểm soát không đúng phim đã được cấp giấy phép phổ
biến với số lượng từ 500 bản đến 1.000 bản;

d) Bán, cho thuê hoặc phát hành phim nhựa, băng,
đĩa phim chưa được phép phổ biến với số lượng từ 100 bản trở lên;

đ) Bán, cho thuê hoặc phát hành phim nhựa, băng,
đĩa phim có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng đối với hành vi bán, cho thuê băng, đĩa phim không dán nhãn kiểm soát hoặc
dán nhãn kiểm soát không đúng phim đã được cấp giấy phép phổ biến với số lượng
từ 1.000 bản đến 5.000 bản.

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bán, cho thuê hoặc phát hành phim nhựa, băng,
đĩa phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm phổ biến hoặc tiêu hủy;

b) Bán, cho thuê băng, đĩa phim không dán nhãn
kiểm soát hoặc dán nhãn kiểm soát không đúng phim đã được cấp giấy phép phổ
biến với số lượng từ 5.000 bản trở lên.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành
vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3, các điểm a, c, d và đ Khoản 4, Khoản 5 và
Khoản 6 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do
thực hiện hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1, các khoản 2, 3, 4, 5
và 6 Điều này.

Điều 6. Vi phạm quy định về phổ biến phim

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000
đồng đối với hành vi chiếu phim tại nơi công cộng sau 12 giờ đêm đến 8 giờ
sáng.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với hành vi chiếu băng, đĩa phim không dán nhãn kiểm soát tại nơi công
cộng.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng đối với hành vi chiếu phim chưa được phép phổ biến tại nơi công cộng.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000
đồng đối với hành vi chiếu phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm phổ
biến, tiêu hủy hoặc có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000
đồng đối với hành vi phát sóng phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm phổ
biến, tiêu hủy hoặc có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy
định tại Khoản 4 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi
quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Điều 7. Vi phạm quy định về nhân bản, tàng trữ
phim

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nhân bản phim chưa được phép phổ biến với số
lượng dưới 20 bản;

b) Tàng trữ trái phép phim có nội dung cấm phổ
biến với số lượng dưới 10 bản.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nhân bản phim chưa được phép phổ biến với số
lượng từ 20 bản đến 100 bản;

b) Tàng trữ trái phép phim có nội dung cấm phổ
biến với số lượng từ 10 bản đến 50 bản.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nhân bản phim chưa được phép phổ biến với số
lượng từ 100 bản trở lên;

b) Tàng trữ trái phép phim có nội dung cấm phổ
biến với số lượng từ 50 bản đến 100 bản.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nhân bản phim đã có quyết định thu hồi, tịch
thu, tiêu hủy hoặc cấm phổ biến;

b) Nhân bản phim có nội dung khiêu dâm, kích
động bạo lực, đồi trụy;

c) Tàng trữ trái phép phim có nội dung cấm phổ
biến với số lượng từ 100 bản trở lên;

d) Tàng trữ trái phép phim đã có quyết định thu
hồi, tịch thu, tiêu hủy.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy
định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Điểm a và Điểm b Khoản
4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi
quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Điều 8. Vi phạm quy định về lưu chiểu, lưu trữ
phim

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm an toàn phim, vật liệu gốc của
phim và không bảo quản theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật về lưu trữ phim;

b) Không cung cấp lại bản sao, in trích tư liệu
của phim cho cơ sở sản xuất phim theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng đối với hành vi nộp lưu chiểu, lưu trữ phim không đủ số lượng hoặc không
đúng chủng loại theo quy định.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000
đồng đối với hành vi không nộp lưu chiểu, lưu trữ phim theo quy định.

. . . . . . . .

 

Điều 26. Vi phạm quy định trong lĩnh vực thư viện

1. Phạt cảnh cáo hoặc
phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi làm hư hại tài liệu
thư viện.

2. Phạt tiền từ 500.000
đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sao chụp trái phép
tài liệu thư viện;

b) Không thực hiện việc
đăng ký hoạt động thư viện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đánh tráo tài liệu
thư viện;

b) Chiếm dụng tài liệu
thư viện.

4. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại tài liệu thư viện.

5. Biện pháp khắc phục
hậu quả:

Buộc trả lại tài liệu
thư viện đã đánh tráo hoặc chiếm dụng đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều
này.

. . . . . . . .

Chương 4.

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO, DU LỊCH VÀ QUẢNG CÁO

Điều 79. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

Các chức danh quy định tại các điều 80, 81, 82
và 83 Nghị định này và công chức, viên chức đang thi hành nhiệm vụ thanh tra,
kiểm tra khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể
thao, du lịch và quảng cáo thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo
quy định.

Điều 80. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, b và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý
vi phạm hành chính.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến
50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản
này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến
100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại Điều 2 Nghị định này.

Điều 81. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
của cơ quan thanh tra chuyên ngành

1. Thanh tra viên văn hóa, thể thao và du lịch
có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản
này;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại Điểm a và Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi
phạm hành chính.

2. Thanh tra viên, người được giao thực hiện
nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành y tế, thông tin và truyền thông, nông nghiệp và
phát triển nông thôn đang thi hành công vụ xử phạt các hành vi vi phạm hành
chính quy định tại Chương III Nghị định này trong phạm vi quản lý nhà nước của
ngành có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản
này;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại Điểm a và Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi
phạm hành chính
.

3. Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến
50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản
này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.

4. Chánh Thanh tra các Sở: Y tế, Thông tin và
Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục An
toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế; Chi cục trưởng các Chi cục: Bảo vệ thực
vật, Thú y, Thủy sản, Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Lâm nghiệp,
Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt các
hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này trong phạm vi
quản lý nhà nước của ngành có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản
này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại Điều 2 Nghị định này.

5. Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến
100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.

6. Chánh Thanh tra các Bộ: Y tế, Thông tin và
Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục trưởng các Cục: Quản lý
dược, Quản lý Khám, chữa bệnh, Y tế dự phòng, An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc
Bộ Y tế; Cục trưởng các Cục: Báo chí, Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện
tử, Xuất bản, In và Phát hành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; Cục trưởng
các Cục: Thú y, Bảo vệ thực vật, Trồng trọt, Chăn nuôi, Quản lý chất lượng nông
lâm sản và thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt các
hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này trong phạm vi
quản lý nhà nước của ngành có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành
vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.

7. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến
70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản
này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.

8. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành các Bộ: Y
tế, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt các
hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này trong phạm vi
quản lý nhà nước của ngành có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản
này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.

9. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều
này.

10. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành các Sở: Y
tế, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn
Thanh tra chuyên ngành các Cục: Báo chí, Phát thanh, Truyền hình và Thông tin
điện tử, Xuất bản, In và Phát hành có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm
hành chính quy định tại Chương III Nghị định này trong phạm vi quản lý nhà nước
của ngành theo quy định tại Khoản 4 Điều này.

Điều 82. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
của Công an nhân dân

1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công
vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Trạm trưởng, đội trưởng của người được quy
định tại Khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an,
Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại các điểm a và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm
hành chính.

4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp
vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ
thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng
Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự,
Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh
sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh
sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng
phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng
cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy
và cứu nạn trên sông, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh
chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh văn hóa,
tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy,
chữa cháy các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng trong lĩnh vực
văn hóa, thể thao và du lịch, phạt tiền đến 20.000.000 đồng trong lĩnh vực
quảng cáo;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại Điểm a và Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm
hành chính
 và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 2 Nghị định này.

5. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh
sát phòng cháy, chữa cháy có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực
văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực
quảng cáo;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, đ và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý
vi phạm hành chính
 và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 2 Nghị định
này.

6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục
trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục
trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về
trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội,
Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức
vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh
sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu
nạn, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục
Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực
văn hóa, thể thao và du lịch;

phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực
quảng cáo;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại các điểm a, đ và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi
phạm hành chính
 và khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 2 Nghị định này.

Điều 83. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
của Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, Quản lý thị
trường

1. Những người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội
biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp
khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này
theo quy định tại Điều 40 của Luật xử lý vi phạm hành
chính
.

2. Những người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh
sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc
phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo
quy định tại Điều 41 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

3. Những người có thẩm quyền xử phạt của Hải
quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc
phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo
quy định tại Điều 42 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

4. Những người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan
Thuế có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc
phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo
quy định tại Điều 44 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

5. Những người có thẩm quyền xử phạt của Quản lý
thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp
khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này
theo quy định tại  

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 84. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2014.

2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi
hành, Nghị định số 
75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa; Nghị định số 
16/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; Nghị định số 
37/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao; Điều 26 và Điều 27 Nghị định số 02/2011/NĐ-CP ngày 06
tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt
động báo chí, xuất bản; Điểm b Khoản 2, Điểm a và Điểm b
Khoản 3, các điểm a, b và d Khoản 4 Điều 13, các điểm a, c và đ Khoản 1 Điều
22, Điểm a Khoản 1, Khoản 2 Điều 27 Nghị định số 
93/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; Điều 26 Nghị định số91/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Điểm
d Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 69/2011/NĐ-CP
 ngày 08 tháng 8 năm 2011
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường
y tế và phòng, chống HIV/AIDS; Điểm a Khoản 2 Điều 6, Điểm
a Khoản 1 Điều 11, Điểm a Khoản 4 Điều 13 Nghị định số 96/2011/NĐ-CP
 ngày
21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh hết hiệu lực.

Điều 85. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo xảy ra trước ngày 01 tháng 7 năm
2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng các
quy định có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.

Điều 86. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.


 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- UB Giám sát tài chính Quốc gia;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

              TM.
CHÍNH PHỦ

              THỦ TƯỚNG









             Nguyễn Tấn Dũng